1. Giới thiệu
- Trong thời buổi công nghệ phát triển như hiện nay, khi mà bạn đã quá quen với việc cảm ứng chạm trên những chiếc smartphone hay máy tính bảng để có thể kết nối với mọi thứ trên toàn thế giới. Công nghệ cảm ứng chạm phổ biến như vậy, vậy có cách nào để tôi chỉ cần chạm là đèn sẽ bật, chạm một lần nữa thì đèn sẽ tắt không? Câu trả lời là có, vấn đề hết sức đơn giản, vẫn là ứng dụng cảm ứng chạm, nhưng không phải trên smartphone hay máy tính bảng, mà chúng ta hoàn toàn có thể làm được điều đó với cảm biến chạm điện dung TTP223.
2. Cảm ứng điện dung là gì?
- Cảm ứng điện dung là công nghệ cảm ứng dựa trên những thay đổi của điện tích trên bề mặt cảm ứng khi tay người, hoặc các vật có tích điện chạm nhẹ vào. Bề mặt cảm ứng điện dung sử dụng một tấm kính được phủ ion, lớp ion kim loại trên bề mặt sẽ tạo ra mạng lưới các tụ điện. Các tụ điện này sẽ bị mất điện tích khi tay người hay các vật có điện chạm vào. Nhờ vậy, bề mặt cảm ứng dạng có thể được điều khiển bởi những "cái chạm" rất nhẹ từ ngón tay.
3. Các loại cảm biến chạm điện dung TTP223
- Cảm biến chạm điện dung TTP223 màu đỏ
- Cảm biến chạm điện dung TTP223 màu xanh
Thông số kĩ thuật của cả 2 loại cảm biến chạm điện dung TTP223
- Thông số kĩ thuật của cả 2 loại cảm biến chạm điện dung TTP223 đều khá tương đồng, chúng ta chỉ cần lưu ý chế độ hoạt động của cảm biến chạm điện dung TTP223 màu đỏ
(1: hàn, 0: không hàn)
+, A=0, B=0: OUT mức cao, không giữ
+, A=0, B=1: OUT mức cao, có giữ
+, A=1, B=0: OUT mức thấp, không giữ
+, A=1, B=1: OUT mức thấp, có giữ
- Còn đối với cảm biến chạm điện dung TTP223 màu xanh, chúng ta chỉ có duy nhất 1 chế độ hoạt động, đó là OUT mức cao, không giữ.
- Sơ đồ đấu nối của cảm biến chạm điện dung TTP223 màu đỏ
Sơ đồ đấu nối của cảm biến chạm điện dung TTP223 màu xanh
- Sơ đồ đấu nối của cả 2 loại cảm biến chạm điện dung TTP223 cũng khá giống nhau, các bạn chỉ cần lưu ý một điều, module relay sử dụng trong mạch phải là loại module relay có opto cách ly, nếu không có opto cách ly cho relay, điện áp chân OUT của cảm biến sẽ bị nhiễu và mạch không thể hoạt động chính xác được.
4. Sử dụng cảm biến chạm điện dung TTP223 với lớp vỏ dày
- Một tính năng rất đáng chú ý của cảm biến chạm điện dung TTP223 là cảm biến có thể phát hiện chạm ngay cả khi chúng ta đặt lên bề mặt cảm biến 1 lớp mica dày như trong ảnh.
- Lợi dụng đặc điểm này, các bạn có thể tự chế cho mình 1 chiếc ổ điện cảm ứng với cảm biến chạm điện dung TTP223 đặt phía mặt trong ổ điện hoặc 1 chiếc đèn học với công tắc bật tắt đèn là cảm biến chạm điện dung TTP223.
5. Video hướng dẫn
https://www.youtube.com/watch?v=9lbjBm9WICA
6. Kết luận
- Như vậy mình và các bạn đã cùng nhau tìm hiểu xong cảm biến chạm điện dung TTP223. Hi vọng qua bài viết các bạn sẽ hiểu rõ hơn về cảm biến chạm điện dung TTP223.
www.candipharm.com/
16/12/2022